Vì sao phải chuẩn hóa chanh dây nguyên liệu
Trên thị trường thế giới hiện nay, chanh dây là một trong bốn loại trái cây có nhu cầu cao. Trên thể giới chỉ có Brazil, Costarica, Ecuado, Peru và Việt Nam là nước có sản lượng chanh dây lớn. Đặc biệt, Việt Nam chủ yếu trồng chanh dây tím. Đó là lợi thế của chanh dây Việt nam.
Trong đó đối với chanh dây tươi, nhu cầu tiêu thụ lên tới hàng trăm nghìn hecta mỗi năm. Còn đối với nước ép là khoảng trên 30.000 tấn/năm . Do đó tiềm năm xuất khẩu chanh leo của Việt Nam là rất lớn.
Vùng nguyên liệu chanh dây Gia Lai
Tây Nguyên hiện nay là địa bàn trồng chanh dây lớn nhất cả nước với tổng diện tích là 10,000 ha. Trong đó riêng tỉnh Gia Lai có khoảng 4500 ha với năng xuất bình quân 40 tấn/ha. Cây chanh dây cho thu nhập từ 250 -300 triệu đồng/ ha mỗi năm. Việc giá đầu ra ổn định trong nhiều năm qua kiến diện tích trồng chanh leo không ngừng tăng.
Bốn loại cây của tỉnh Gia Lai xuất khẩu chủ lực bao gồm chanh dây, chuối, bơ và sầu riêng. Riêng chanh leo phát triển 4500 ha lên tới 20000 ha vào năm 2025.
Từ cuối năm 2022, tỉnh Gia Lai đã xác định phát triển cây ăn quả là ngành hàng chiến lược . Địa phương có khoảng 21500 ha cây ăn quả. Riêng chanh leo có khoảng 4500 ha. Thực tế cho thấy đây là loại cây ăn trái hấp dẫn về cả nông dân và cả doanh nghiệp bởi hiệu quả kinh tế mang lại cao.
Thiên nhiên ưu ái cho khí hậu ôn hòa, đất đai rộng lớn và màu mỡ. Phù hợp với việc phát triển các cánh đồng chanh leo lớn, từ nguồn cung ứng giống, thu mua, chế biến và tiêu thụ chanh dây. Nông dân Gia Lai đang có niềm tin lớn về loại cây trồng này. Theo một người nông dân trồng chanh dây ở Huyện Mang Yang, Gia Lai cho biết trừ hết chi phí giống và phân bón có thể thu về 200-300 triệu.
Chế biến chanh dây theo quy mô công nghiệp
Với năng xuất bình quân hiện tại khoảng 40 tấn/ha mỗi năm. Sản lượng chanh dây của Gia lai đạt được khoảng 160.000 tấn chanh dây/năm.
Hiện tại Gia Lai đang có một số doanh nghiệp, tập đoàn lớn đang đầu tư nhà máy chế biến chanh dây. như Doveco, Quicornac,…
Tổng giám đốc công ty Quicornac Việt nam, ông Lưu Quốc Thạnh cho biết Gia Lai là một nơi rất phù hợp để phát triển cây chanh dây. Do vậy, sau một thời gian công ty nghiên cứu, công ty đã sẵn sàng đầu tư nhà máy và sẵn sàng nâng công suất gấp 3 lần hiện tại.
Chuẩn hóa nguyên liệu chanh dây
Từ việc sản xuất chanh dây được xuất khẩu chính ngạch vào EU, Trung Quốc. Gia Lai đã có chủ trương áp dụng tiêu chuẩn GLobalGAP trong tổ chức sản xuất nông nghiệp với diện tích 9000 ha hiện nay. Tập trung vào hai loại cây chủ lực là chanh dây và chuối.
Sau một thời gian có mặt, cây chanh dây đã khẳng định được vị thế của mình trên bản đồ nông nghiệp của tỉnh Gia lai bằng chính hiệu quả kinh tế mà chanh dây đem lại. Cho đến thời điểm này, diện tích cây chanh leo tăng đều qua hàng năm và ngành nông nghiệp của Gia Lai cũng đang có giải pháp cụ thể để đưa cây chanh dây trở thành cây trồng mũi nhọn chủ lực của địa phương trong thời gian sớm nhất.
Chuẩn hóa quy trình trồng chanh dây
Chanh dây là loại cây được đánh giá là cây có tiềm năng tỷ đô la Mỹ. Cần có sự chuẩn hóa từ giống cho đến thu hoạch và chế biến. Và việc này đang được các địa phương cụ thể hóa.
Với công suất 11 triệu cây giống chanh dây mỗi năm không đủ cung ứng cho thị trường. Hiện doanh nghiệp này đang mở rộng sản xuất tăng công suất 16 triệu cây giống cho một năm. Tức là tương đương với 16000 ha.
Theo ông Lê Văn Tuyến, Tổng Giám đốc Công ty cổ phần quốc tế Thông Đỏ, cây giống được theo quy trình nghiêm ngặt, được chuyển giao từ đài loan. Cây giống ở đây đảm bảo khi xuất tới tay bà con nông dân là đảm bảo: sạch bệnh, mầm khỏe, mắt ghép kỹ thuật tốt, và bộ rễ phát triển mạnh. Đảm bảo tới tay bà con nông dân trồng xuống đạt tỷ lệ sống đạt đến 99%.
Kết hợp giữa doanh nghiệp và người trồng chanh dây
Mục tiêu 2000 ha chanh dây đến năm 2025 được đánh giá là khả thi. Khi nông dân đã làm quen với các biện pháp kỹ thuật canh tác. Cùng với sự vào cuộc quyết liệt từ phía nhà nước và doanh nghiệp. Trong ba năm gần đây, sự phát triển tăng trưởng rất nhanh về diện tích trồng chanh dây.
Giám độc Sở NN&PTNT Gia Lai, ông Lưu Trung Nghĩa, hỗ trợ các doanh nghiệp, hợp tác xã và liên kết với nhau tăng diện tích vùng nguyên liệu và xây dựng mã vùng trồng. Người dân Gia Lai trồng chanh dây có trách nhiệm về chất lượng để phục vụ xuất khẩu. Quản lý tốt nhất khâu giống cũng như quy trình sản xuất để phát triển chanh dây bên vững.
Tăng lợi thếxuất khẩu chanh dây cô đặc
Ngoài việc khuyến kích các doanh nghiệp tham gia vào chuỗi cung ứng giống, thu mua, chế biến. Xây dựng quy trình cach tác hữu cơ, tưới tiết kiệm đến thu hoach khoa học bảo quản an toàn. Chuẩn hóa nguyên liệu chanh dây cho chế biến nước chanh dây cô đặc là sản phẩm xuất khẩu chủ lực và lợi thế của trái cây Việt Nam.