Hướng đi mới cho cây mía ăn tươi và chế biến sâu

Hướng đi mới cho công nghệ chế biến từ mía tươi

Mía tươi cấp đông

Hướng đi mới cho công nghệ chế biến từ mía tươi sau hai năm gián đoạn bởi covid-19 mía đông lạnh xuất khẩu bị ngưng. Tháng 3 năm 2023 đánh dấu sự mở cửa trở lại của thị trường xuất khẩu mía tươi đông lạnh, hơn 17,3 tấn mía đã được xuất khẩu lại sang thị trường Mỹ. Đây là thị trường xuất khẩu mía đông lạnh tiềm năng của Việt Nam. Ngoài ra, các container mía tươi trong tháng 3 này cũng được xuất khẩu sang thị trường Hàn Quốc

Ngoài giống mía được trồng để thu hoạch sản xuất đường trong các nhà máy sản xuất đường. Còn có các giống mía được được dùng để ăn tươi, ép nước mía. Việc đáp ứng được tiêu chuẩn khắt khet để có thể vào được thị trường Mỹ, đã mở ra cơ hội xuất khẩu đối với cây mía sang nhiều thị trường khác.

Để cây mía đủ điều kiện xuất khẩu, cây mía được trồng theo tiêu chuẩn VietGap hay GlobalGAP, được qua quy trình sơ chế: rửa sạch à cạo vỏ –> cắt khúc –>phân loại–> loại bỏ mắt mía–> cấp đông à đóng bao–> đóng hộp–> bảo quản lạnh đông–> mía thương phẩm

Riêng với thị trường Mỹ, yêu cầu rất khắt khe về việc phải loại bỏ mắt mía khi xuất khẩu mía tươi để tránh cây con nảy mầm lên từ mắt mía. Do phía Mỹ không chấp nhận lại các giống thực vật ngoại lai.

Theo số liệu thống kê, tổng diện tích canh tác mía ăn tươi của tỉnh Hòa Bình là khoảng 6500 ha. Để trở thành vùng nguyên liệu xuất khẩu các vùng trồng cần phải chuyển đổi ngay từ khi bắt đầu trồng theo phương thức canh tác, áp dụng quy trình VIETGAP để có thể đảm bảo truy xuất nguồn gốc khi khách hàng yêu cầu. Việc áp dụng theo quy trình VietGap từ chọn giống- phân bón- phun thuốc đều phải được làm theo hướng dẫn để cho vùng nguyên liệu mía được đồng đều, mẫu mã đẹp, đáp ứng được các yêu cầu tiêu chuẩn kỹ thuật khi xuất khẩu. Nhờ đó giá trị cây mía sẽ tăng lên và thỏa mãn được các tiêu chí đưa ra của các đối tác như EU, Nhật, Mỹ.

Có được vùng nguyên liệu đáp ứng được tiêu chuẩn về nguồn gốc, chất lượng và cấp mã số vùng trồng thì cơ hội của mía ăn tươi sẽ được mở rộng hơn.

Năm 2022 mía tươi Hòa Bình xuất khẩu sang thị trường EU, Nhật Bản, Hàn Quốc. Dự kiến trong năm 2023 sẽ có khoảng từ 300-500 tấn mía được xuất sang thị trường nước ngoài.

Ngoài việc xuất khẩu mía tươi đông lạnh, để nâng cao giá trị thương phẩm cần phải có thêm các nhà máy chế biến sâu hơn cần phải có hướng đi mới cho công nghệ chế biến từ mía tươi

Theo ông, Nguyễn Hồng Yên, chi cục trưởng Chi cục Trồng Trọt và Bảo vệ Thực vật Tỉnh Hòa Bình cho biết, cũng là xuất khẩu nhưng làm thế nào để giá trị xuất khẩu của mía được tăng lên bằng cách là qua sơ chế, chế biến sâu hơn. Với mía và sản phẩm mía nên đi theo hướng sản xuất nước mía đóng lon. Đặc biệt nước mía tinh kiết cấp đông để đảm bảo độ tươi nguyên giống như ăn mía tươi. Như vậy, giá trị lô hàng và giải quyết vùng nguyên liệu sẽ khả quan hơn rất nhiều.

Công nghiệp chế biến các sản phẩm từ mía tươi

Nước mía đóng lon, mặc dù chưa xuất hiện trên thị trường Việt Nam nhiều, đa phần Việt Nam chỉ biết đến nước mía ép bán ngoài đường và rất ít nhà sản xuất Việt Nam tập trung vào sản phẩm này hoặc chỉ sản xuất theo đơn đặt hàng của đối tác quốc tế. Tuy nhiên nước mía đóng lon hay đóng hộp giấy đã xuất hiện rất nhiều trên các nước như Thái Lan, Trung Quốc, Nhật Bản,… Nhờ thành phần dinh dưỡng trong nước mía giúp cơ thể bổ sung khoáng và đường, thanh mát và mang tính giải khát cao. Nhu cầu về nước mía giải khát công nghiệp ngành càng tăng bởi sự tiện lợi, an toàn và bổ dưỡng cho người dùng.

Hướng đi mới cho công nghệ chế biến từ mía tươi sẽ  tập trung vào đa dạng hóa các sản phẩm từ cây mía tươi cũng là hướng mới cho phát triển ngành công nghiệp chế biến đồ uống  và nước giải khát của Việt Nam.

 

 

 

 

 

 

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *

error: Content is protected !!