Trung Quốc đã bắt đầu trồng sầu riêng
Thời gian vàng để tập trung công nghệ chế biến sầu riêng khi mới gần đây, Trung Quốc đã tuyên bố nhân giống thành công giống sầu riêng các tỉnh phía Nam Trung Quốc với 2000 ha và với sản phẩm dự kiến bán ra năm 2024 với sản lượng khoảng 45000-75000 tấn. Song song với đó Trung Quốc cũng được chính phủ Lào giao 12000 ha đất để trồng sầu riêng tương đương với 15% diện tích trồng sầu riêng của Việt Nam. Trước thực tế Trung Quốc đang làm chủ nguồn cung sầu riêng Việt Nam sẽ phải đối mặt với nhiều rủi ro khi mở rộng diện tích.
Trong số các quốc gia Đông Nam Á xuất khẩu sầu riêng sang Trung Quốc. Việt Nam có lợi thế vận chuyển về đường bộ hơn cả. Tuy nhiên, mọi việc sẽ thay đổi khi sầu riêng của Lào đạt sản lượng ổn định và được vận chuyển bằng đường cao tốc.
Điểm yếu của Việt Nam, là cạnh tranh logistic. Theo Bà Nguyễn Thành Thực, giám đốc Công ty Cổ Phần Bagico, chia sẻ. Khi tàu cao tốc nối Trung Quốc –Lào –Thái Lan sẽ giúp hàng hóa của Thái Lan sang Trung Quốc sẽ rất nhanh. Quy hoạch vùng và kỹ thuật làm vườn chuyên canh hay kỹ thuật canh tác chuyên canh để đạt độ đồng đều của quả thì Việt Nam đang còn rất yếu.
Rủi ro khi tăng diện tích trồng sâu riêng
Bởi vậy, Việt Nam mở rộng diện tích trồng sầu riêng là một rủi ro lớn. Theo thống kê, chỉ vài năm gần đây diện tích trồng sầu riêng của Việt Nam đã tăng lên 53 800 ha. Tức là trong vòng 10 năm qua sầu riêng đã có phát triển nóng về diện tích lên đến 300%.
Theo ông Phan Việt Hà, Phó viện trưởng Viện KHKT Nông Lâm Nghiệp Tây Nguyên, cho biết cho đến nay Việt Nam gặp 3 vấn đề như sau:
1- Chưa làm chủ được việc trồng chăm sóc sầu riêng.
2-Vấn đề chế biến bảo quản và sản xuất các sản phẩm từ sầu riêng Việt Nam vẫn chưa đủ cơ sở hạ tầng
3- Thị trường mới phụ thuộc vào thị trường Trung Quốc.
Hiện tại nếu phát triển ồ ạt, phát triển nóng với mức tăng nhanh chóng sẽ gặp rất nhiều rủi ro giống như các loại quả khác. Câu chuyện chặn bỏ cây cam cũng là cảnh báo khi thị trường không ổn định và không có chế biến sâu.
Tây Nguyên là thị trường sầu riêng lớn nhất cả nước với 40 000 ha. 90% sản lượng đều có thị trường tiêu thụ chính là Trung Quốc. Trong khi đó diện tích được cấp mã số vùng trồng chưa đến 5%. Việc tham gia thị trường chính ngạch muộn hơn Thái Lan cũng tạo nhiều áp lực cạnh tranh cho sầu riêng của Việt Nam.
Thách thực của ngành sầu riêng Việt Nam đang phải đối mặt khi Trung Quốc đang thực hiện hóa tham vọng làm chủ nguồn cung sầu riêng. Trong khi đó thời hạn xuất khẩu sầu riêng chính ngạch của Việt Nam sang Trung Quốc chỉ còn hai năm.
Thời gian vàng để tập trung công nghệ chế biến sầu riêng
Như vậy, không có cách nào khác Việt Nam cùng một lúc phải giải bài toán CHẤT LƯỢNG-CÔNG NGHỆ-THỊ TRƯỜNG để nâng cao lợi thế cạnh tranh trên thị trường sầu riêng quốc tế. Đây chính là thời gian vàng để tập trung công nghệ chế biến sầu riêng.
Theo dự báo của các chuyên gia, quy mô thị trường sầu riêng toàn cầu sẽ đạt 8 tỷ USD vào năm 2025 và đạt tốc độ tăng trưởng là 7% trong giai đoạn 2019-2025. Sự tăng trưởng này đều đến từ nhu cầu của các quốc gia có cộng đồng châu Á sinh sống chứ không chỉ riêng có thị trường Trung Quốc. Vì cậy chiến lược sản xuất an toàn chất lượng đúng kỹ thuật sẽ mở ra cánh cửa xuất khẩu đa quốc gia cho trái sầu riêng.
Lợi thế khí hậu của Việt Nam sẽ giúp trái sầu riêng Việt Nam được trồng quanh năm. Trung Quốc đặc điểm có mua đông lạnh kéo dài 6 tháng sẽ ảnh hưởng không nhỏ đến quá trình ra hoa đậu quả sầu riêng. Còn quốc gia Lào mặc dù khí hậu tương tự như Việt Nam nhưng cũng phải mất từ 5 đến 7 năm thì sầu riêng mới cho sản lượng ổn định. Vì vậy đây là thời gian vàng để Việt Nam tạo đột phá trong sản xuất chế biến các sản phẩm từ sầu riêng và tìm các thị trường xuất khẩu khác ngoài Trung Quốc.
Đa dạng hóa sản phẩm sầu riêng
Cân đối vùng trồng sầu riêng làm nguyên liệu cho các nhà máy sơ chế và chế biến sản phẩm sầu riêng. Sầu riêng không chỉ biết đến là trái ăn tươi, sầu riêng còn là nguyên liệu chính trong các ngành sản xuất khác như kem sầu riêng, bánh pía sầu riêng, mochi sầu riêng, sầu riêng sấy đông khô, puree sầu riêng cấp đông. Nên học tập Malaysia và Thái Lan khi họ chuyển đổi các sản phẩm sầu riêng tươi thành các sản phẩm chế biến sâu. Mang lại hiệu quả kinh tế và đẩy giá trị sản phẩm và thương hiệu lên cao hơn so với việc chỉ bán quả sầu riêng tươi.
Việc tận dụng thời gian vàng để tập trung công nghệ chế biến sầu riêng phải tập trung vào các quy mô công nghệ sản xuất lớn như công nghệ sấy đông khô, hay công nghệ chế biến puree đóng gói vô trùng asceptic gia tăng các sản phẩm sầu riêng là cơ hội để sầu riêng Việt Nam đứng vững trên thị trường quốc tế đa quốc gia để giảm rủi ro khi chỉ phụ thuộc vào thị trường xuất khẩu sầu riêng tươi vào Trung Quốc. Hiện nay Việt Nam mới chỉ tập trung vào vùng trồng, cơ sở thu mua và sơ chế quả tươi và chưa có nhà máy chế biến trái sầu riêng quy mô công nghiệp đạt tiêu chuẩn quốc tế. Đó là vừa là cơ hội mới và thách thức mới cho ngành trái cây Việt Nam vươn xa.