Hướng tới nền nông nghiệp sản xuất lúa gạo giảm phát thải
Để hướng tới nền nông nghiệp sản xuất lúa gạo giảm phát thải, Bộ NN&PTNT vừa có công văn gửi tới các tỉnh thành của đồng bằng sông Cửu Long để lấy ý kiến dự thảo 1 triệu ha lúa chất lượng cao. Đề án này không chỉ nhằm hướng đến nâng cao năng suất chất lượng lúa gạo, cải thiện đời sống của người trồng lúa mà còn hướng đến một nền nông nghiệp xanh.
Cụ thể 1 triệu ha lúa chất lượng cao sẽ phải áp dụng quy trình canh tác bền vững hơn. Như sử dụng nguyên liệu đầu vào theo hướng giảm phân hóa học, thuốc bảo vệ thực vật, giống. Nhìn xa hơn hướng đến việc bán tín chỉ Carbon từ cây lúa.
Theo dự thảo đề án, kế hoạch đến năm 2030, đồng bằng sông Cửu Long sẽ đạt 1 triêu ha chuyên canh lúa chất lượng cao. Lợi nhuận bình quân được nâng lên 40%. Đồng thời nằm đưa vào góp phần cam kết giảm phát thải hiệu ứng nhà kính của chính phủ
Kéo giảm lượng lúa giống còn 80 kg/ 1ha, giảm lượng phân bón hóa học 30%, giảm thuốc bảo vệ thực vật có nguồn gốc hóa học, từ đó giảm phát thải khí nhà kính từ 20-40% .
Sản xuất theo quy trình thân thiện môi trường, giảm thiểu sử dụng tài nguyên, giảm lượng phát thải nhà kính. Từ đó đáp ứng được nhu cầu về môi trường của nhà nước đồng thời đem lại tiền cho nông dân.
Hướng tới bán tín chỉ Carbon
Theo chuyên gia nông nghiệp, trồng lúa là phát thải hiệu ứng nhà kính lớn nhất trong ngành nông nghiệp, với lượng phát thải 49,6 triệu tấn CO2/năm. Nếu áp dụng tốt sẽ giúp giảm tốt lượng khí phát thải.
Theo ông Cao Thăng Bình, Chuyên gia cao cấp về nông nghiệp của Ngân Hàng Thế Giới cho hay.
Nếu áp dụng tốt công nghệ “1 phải 5 giảm” trung bình mỗi 1 ha giảm được 8 tấn CO2 tương đương trong 1 năm. Nếu nhân rộng ra cho đồng bằng sông cửu long thì ít nhất giảm được khoảng 10 triệu tấn CO2 tương đương mỗi năm. Con số này khá lớn đóng góp quan trọng trong việc mua bán khí CO2.
Một tín chỉ Carbon tương đương 1 tấn phát thải khí CO2 với mức giá 10 USD/ tín chỉ Carbon. Con số mà đồng bằng sông cửu long có thể thu được trong một năm lên đến cả trăm triệu USD. Đây là câu chuyện không xa
Theo dự kiến của ngân hàng thế giới với bộ NN&PTNN, đầu năm 2024, chúng ta có thể cấp chính chỉ đầu tiên cho những nông dân tham gia dự án VNSAT là dự án chuyển đổi nông nghiệp bền vững tại Việt Nam. Dự án này đã được triển khải ở Tây nguyên và Đồng bằng sông cửu long và 13 tỉnh thành tham gia với 2 ngành hàng là café và lúa gạo.
Người nông dân tham gia dự án VNSAT được các kỹ thuật tập huấn kỹ thuật canh tác tiên tiến, phải áp dụng nguyên tắc “1 phải 5 giảm“, kỹ thuật canh tác giảm thải:
- Phải sử dụng giống lúa xác nhận
- Giảm giống
- Giảm nước
- Giảm phân bón
- Giảm thuốc bảo vệ thực vật
- Giảm thất thoát sau thu hoạch
Trong thời gian vừa qua. Hy vọng dòng tiền mua bán khí Carbon có thể đến với đồng bằng sông cửu long sớm nhất năm 2024.
Kỹ thuật canh tác ngày không chỉ giúp giảm thất thoát do việc trồng lúa, giảm chi phí, tăng năng suất, tăng thu nhập cho bà con nông dân.
Theo các chuyên gia nông nghiệp, nếu áp dụng kỹ thuật canh tác tốt sẽ giúp giảm phát thải, tăng năng suất lên 5% và sẽ tăng 28,6% lợi ròng cho bà con nông dân trồng lúa. Hướng tới nền nông nghiệp sản xuất lúa gạo giảm phát thải bảo vệ môi trường là hướng đi bền vững của nền nông nghiệp xanh.