Chế biến chanh dây mang lại hiệu quả xuất khẩu cao
Chế biến chanh dây đúng tiêu chuẩn quy định của thị trường quốc tế mang lại hiệu quả xuất khẩu cao, đáp ứng được các thị trường nghiêm ngặt.
Trong những năm gần đây, chanh dây (passion fruit) luôn nằm trong top những cây ăn trái có giá trị xuất khẩu cao nhất của Việt Nam. Trong vòng 5 năm qua sản lượng và giá trị xuất khẩu chanh dây nước ta đã tăng hơn 300%. Cho đến nay, chanh dây đã xuất khẩu vào các thị trường nghiêm ngặt về chất lượng về kiểm dịch, về an toàn thực phẩm. Có thể kể đến như Austrilia, Pháp, Đức, Hà Lan, Hàn Quốc, Đài Loan, Trung Quốc, Thụy Sĩ. Mới đây chanh dây đã được xuất khẩu chính ngạch vào Trung Quốc vào tháng 7 năm 2022. Trên thị trường thế giới, chanh dây là một trong bốn loại trái cây có nhu cầu cao. Nhu cầu đối với chanh dây tươi là hàng trăm nghìn tấn quả trên một năm. Với nước ép chanh dây cô đặc là khoảng 300,000 tấn/năm.
Chúng ta có lợi thế gia tăng thị phần, khi mà chanh dây được trồng 46 tỉnh thành phố. Với diện tích khoảng 6000 ha. Với sản lượng từ 300,000 đến 400,000 tấn/năm. Tập trung chủ yếu ở khu vực miền núi phía bắc và khu vực Tây Nguyên. Việt Nam có bộ chanh dây tương đối phong phú. Nếu thâm canh tốt chanh dây có thể cho thu hoạch ba vụ trên một năm.
Không chỉ xuất khẩu chanh dây tươi, chanh dây còn có tỷ lệ chế biến cao. Điển hình năm 2022, cơ cấu hàng rau quả xuất khẩu thì tỷ trọng sản phẩm chế biến là gần 30%, đạt hơn 1 tỷ USD. Trong đó, các sản phẩm chế biến từ chanh dây đang dẫn đầu về giá trị.
Với lợi thế về xuất khẩu và tiềm năng của thị trường, cây chanh dây cũng mang đến nguồn thu nhập khá. Với khu vực Tây Nguyên vùng trồng chanh dây lớn nhất trên cả nước. Với diện tích 10,000 ha, tại thời điểm này vụ mùa chanh dây vừa được mùa vừa được giá và lợi nhuận kinh tế tương đối ổn định.
Lợi nhuận cao nhờ chanh dây được mùa, được giá
Một nông dân cho biết ở huyện Chư Sê, Gia Lai Trồng 200 gốc chanh dây thu được 1,2 tạ trái quả người nông dan khoảng 15,000đ/kg. Thu về hơn 1,5 triệu đồng mỗi ngày. Người dân ở Chư Sê Gia Lai đang được mùa và được giá chanh dây.
Cuộc sống của người dân ở Chư Sê, Gia Lai, thay đổi nhờ chanh dây. Toàn tỉnh Gia Lai có khoảng 4000 ha, đứng đầu cả nước về diện tích so với nhiều loại cây trồng khác. Hiện nay chanh dây cho hiệu quả kinh tế cao và ổn định, đáng chú ý những hộ trồng chanh dây theo quy trình GLOBAL GAP, VIETGAP liên kết với các hợp tác xã, với các doanh nghiệp còn được thu mua với giá cao hơn thị trường. Mỗi hecta có thể thu về 300 triệu đồng.
Tỉnh Gia Lai là địa phương đứng đầu về diện tích chanh dây trên cả nước, cũng lên kế hoạch mở rộng diện tích từ 4.500 ha lên hơn 20.000 ha vào năm 2025. Song song với việc phát triển diện tích trồng chanh dây, tỉnh Gia lai cũng chú trọng phát triển chất lượng, tăng cường khâu chế biến, để có thể mở rộng hơn nữa thj trường xuất khẩu cho chanh dây.
Chú trọng chất lượng và chế biến chanh dây xuất khẩu
trước tác động biến đổi khí hậu tỉnh Gia Lai đã chủ trương thay đổi diện tích cây trồng không hiệu quả sang phát triển cây ăn trái trong đó có chanh dây. Chanh dây cũng được đưa vào nhóm 4 loại cây xuất khẩu chủ lực bên cạnh chuối, bơ và sầu riêng.
Một người dân ở xã la Blang, Huyện Chư Sê, Tình Gia Lai rất phấn khởi khi giá thu mua trên 15000đ/kg thì người dân có lời. Hy vọng giá thu mua ổn định để người dân tự tin làm, nếu giá thu mua không ổn định người dân cũng không dám làm ồ ạt.
Theo ông Nguyễn Văn Thương, Phó trưởng phòng NN&PTNT huyện Chư Sê, Tỉnh Gia Lai, người dân ở các địa phương nên phát triển theo quy hoạch vùng để cấp được mã vùng trồng, thuận tiện cho việc nâng cao giá trị quả chanh dây.
Không chỉ phát triển nguồn nguyên liệu lớn mà đến nay Tỉnh Gia lai còn thu hút được nhiều doanh nghiệp đầu tư các nhà máy chế biến sản phẩm từ chanh dây.
Năm 2022, nhà máy chế biến Doveco, đã thu mua được 35.000 tấn chanh dây. tuy nhiên theo doanh nghiệp, con số này vẫn còn kiêm tốn chưa đáp ứng so với nhu cầu của thế giới. Vì vậy cơ hội mở rộng thị trường nhất là thị trường Trung Quốc còn rất lớn.
Theo ông Đinh Gia Nghĩa, Phó Tổng Giám Đốc Công ty Cổ Phẩn Thực Phẩm Xuất Khẩu Đồng Giao, công ty đã chuẩn bị mã truy xuất nguồn gốc cũng như mã vùng trồng. Để làm sao có thể truy xuất đến tận hộ nông dân trồng.
Công ty đã chuẩn bị đầu tư thiết bị, các loại máy móc phù hợp cho tiêu chuẩn xuất khẩu sang thị trường Trung Quốc. Tiêu chuẩn xuất khẩu sang thị trường Trung Quốc cũng khó như xuất khẩu sang thị trường châu âu, sang Nhật bản.
Việc Trung Quốc mở cửa trở lại đã tiếp sức cho thị trường xuất khẩu hoa quả việt Nam trong đó có chanh dây. Và có thể bùng nổ trong thời gian tới.
Chế biến chanh dây mang lại hiệu quả xuất khẩu cao. Đây chính là cơ hội tốt cho nông dân Tây Nguyên, tăng cường liên kết với các hợp tác xã, doanh nghiệp. Xây dựng mã số vùng trồng , cơ sở đóng gói, để đảm bảo các tiêu chuẩn xuất khẩu chính ngạnh sang các thị trường trên thế giới. Trong đó có Trung Quốc.