Khó khăn của doanh nghiệp khi chế biến sâu là tình hình chung của các doanh nghiệp Việt Nam. Theo Bộ Nông Nghiệp và Phát Triển Nông Thôn, hiện nay Việt Nam đang có khoảng 7500 doanh nghiệp thuộc nhóm ngành về nông sản, sản xuất chế biến thực phẩm. Đây là các công ty đang nhận được nhiều đơn hàng trên thế giới nhưng khó khăn trong tiếp cận các nguồn vốn để đẩy mạnh sản xuất vẫn còn nhiều. Vậy đâu là giải pháp cho các doanh nghiệp tiếp cận nguồn vốn vay ưu đãi từ ngân hàng.
Theo ông Phan Minh Thông, Chủ tich Hội đồng Quản Trị Phúc Sinh Group, chia sẻ. Từ đâu tháng 1 đến nay doanh nghiệp đã tiếp xúc với nhiều doanh nghiệp quốc tế. Vì vậy dự kiến sản lượng xuất khẩu sẽ tăng 39% trong năm nay. Vì vậy doanh nghiệp càng đẩy mạnh các dự án chế biến sâu, cân đối giữa nguồn tín dụng ngân hàng và lợi nhuận doanh nghiệp để đầu tư cho các dự án này.
Tuy dự báo tính hình thế giới sẽ có tác động ảnh hưởng đến kinh doanh nhưng doanh nghiệp vẫn đặt mục tiêu tăng trưởng khoảng 30%. Hoạt động đầu tư và nguồn tiền cho sản xuất được tính toán kỹ. Doanh nghiệp cho biết
Ông Thông cho biết thêm: khi xây nhà máy chế biến sâu sẽ giúp cho tôi cạnh tranh, sản xuất tốt hơn và chúng tôi có thể tiếp cận được nhiều các nguồn vốn hơn. Khi chúng tôi làm các dự án thì một phần lớn vốn lấy từ lợi nhuận nên làm thế nào để có dòng tiền tốt để chúng tôi tìm các khách hàng tốt.
Theo ông Nguyễn Trung Dũng, Tổng giám đốc DH Food cũng cho biết có một số ngân hàng sẵn sang cung cấp dịch vụ tín dụng năm 2021. Ngoài các chính sách hỗ trợ trực tiếp theo các doanh nghiệp thực phẩm, hỗ trợ gián tiếp thông qua các chính sách về đầu tư, tín dụng ưu đãi sẽ khuyến kích gia tăng tỷ lệ chế biến sâu trong sản xuất nông nghiệp.
Các nhóm hàng về nông sản, về thực phẩm về chế biến thực phẩm được các quốc gia chú ý và đặt hàng nhiều, nhưng khó khăn trong năm 2023 vẫn còn đối với các doanh nghiệp về chính sách vốn, về tín dụng hy vọng năm 2023 chính phủ cũng đã có những chính sách mới để tiếp tục tiếp sức cho các doanh nghiệp trong giai đoạn này. Bà Lý Kim Chi, Chủ tịch Hội Lương Thực, Thực Phẩm tp. Hồ Chí Minh nhấn mạnh.
Hiện có 7500 doanh nghiệp chế biến quy mô công nghiệp gắn với xuất khẩu. Năng lực chế biến khoảng 120 triệu tấn/năm. Tuy nhiên sản phẩm chế biến sâu có giá trị gia tăng cao chỉ mới đạt tỷ lệ từ 10-40%. Giải quyết việc tiếp cận tín dụng sẽ giúp gia tăng chế biến sâu về giá trị hàng nông sản Việt Nam.