Lợi thế thổ nhưỡng của nông sản Việt

Lợi thế thổ nhưỡng của nông sản Việt

Lợi thế thổ nhưỡng của nông sản Việt Nam là sơn tứ hải nhất phần điền, lãnh thổ Việt Nam với ba phần là núi bốn phần là núi và một phần là ruộng. Trên dải đất hình chứ S đã hình thành 7 vùng sinh thái khác biệt.

Miền Bắc với bốn mùa xuân hạ thu đông. Miền nam hai mùa mưa nắng. Khí hậu phân hóa rõ rệt, điều kiện sinh thái đa dạng. Nguồn nước dồi dào, hàng trăm sông suối. Lợi thế thổ nhưỡng ít quốc gia có được là Việt Nam có thể phát triển sản phẩm nông nghiệp nhiệt đới- cận nhiệt đới- ôn đới.

3260 km bờ biển trải dài trên 28 tỉnh thành. Suối khoáng, cao nguyên và rừng già trải khắp từ bắc đến nam. Nhìn ra lợi thế để phát triển đất nước.

Bờ biển Việt Nam

Cho đến nay có khoảng trên 20 nghị quyết về công nghiệp hóa. Nhưng sau đó chúng ta đã gặp những bài học. Chúng ta ngộ ra một điều hình như chúng ta không thể lập lại quá trình phát triển công nghiệp của các nước công nghiệp phát triển. Họ đã đi gần hai thế kỷ qua. Chúng ta cần phải tìm cách khác. Bằng chính nội lực của chúng ta, hãy bắt đầu bằng những gì ta có. Với sức mạnh nội sinh của Việt Nam chính là Nông nghiệp. GS TS NGND Trần Đức Viên, Chủ tịch Hội đồng khoa học và Đào tạo, Học Viện Nông Nghiệp Việt Nam nhấn mạnh.

Cùng với đồng bằng sông Hồng, nơi hình thành nền văn minh lúa nước, nơi lưu giữ nhiều giá trị văn hóa lịch sử. Đồng bằng Sông Cửu Long là vựa lúa, trái cây, thủy sản phì nhiêu của thế giới.

3,8 triệu ha lúa tại đồng bằng sông Cửu Long đã trở thành đối trọng lợi thế với các quốc gia nông nghiệp khách. Năng suất lúa gạo Việt Nam đã đạt hơn 6 tấn/ha. Cao nhất trong khu vực Đông Nam Á. Gấp đôi so với Thái Lan và gấp 1,5 lần so với Ấn Độ. Trái cây đồng bằng Sông Cửu Long phù hợp cho nhiều thị trường, đa dạng và cho năng suất cao.

Cánh đồng lúa lớn ở đồng bằng Sông Cửu Long

Năng suất ca tra bình quân đạt 600 tấn/ha ,cá nuôi đạt 1.100 tấn/ha cao nhất trên thế giới. Năng suất tôm sú đạt 0,5 tấn/ha. Tôm thẻ chân trắng đạt 3.9 tấn/ha.  Cao hơn so với Ấn Độ và Thái Lan. Việt Nam đang sở hữu những ngành hàng nông sản có lợi thế cạnh tranh cao trên thế giới.

Chúng ta thu hoạch tôm tập trung vào quý II và quý III hàng năm, ngay sau đó các hệ thống phân phối lớn trên thế giới sẽ tập kết hàng để tiêu thụ trọng điểm ngay sau đó. Việc này trái ngược ở Nam Bán Cầu, thời gian thu hoạch ngược lại thất thế với chúng ta. Ông Hồ Quốc Lực, Chủ tịch HDQT Công ty Cổ phần Thực Phẩm Sao Ta, Sóc Trăng chia sẻ.

Tại đồng bằng Sông Cửu Long, đa phần chúng ta có thể đa vụ được ví dụ như sầu riêng, nhãn, chôm chôm, xoài … đây là ưu thế mà các nước khác chưa làm được. Bà Ngô Tường Vy, Tổng Giám Đốc Công ty xuất khẩu trái cây Chành Thu cho biết.

Những điều kiện đặc thù là ưu thế của một quốc gia. Nhưng để có được sức mạnh phải tạo ra nhiều giá trị gia tăng từ lợi thế đó. Không có một quốc gia nào có lợi thế ở tất cả các ngành. Bởi vậy theo Bộ Trưởng Lê Minh Hoan, việc Việt nam xác định nông nghiệp là lợi thế quan trọng có chiến lược phát triển kinh tế đất nước từ nông nghiệp.

Theo Bộ Trưởng Lê Minh Hoan cho biết thay đổi từ đơn giá trị sang đa giá trị, Bộ NN&PTNN sẽ tổ chức lại các ngành hàng. Cùng các hiệp hội ngành hàng, cùng nông dân, cùng địa phương. Từ huấn luyện, từ tổ chức. Thay đổi tư duy không chỉ là mua bán.

Lợi thế thổ nhưỡng của nông sản Việt là đất đai, nguồn nước, khí hậu là những thứ không mua được. Truyền thống nông nghiệp hàng nghìn năm là điều không lựa chọn được. Những gì Việt Nam đang có chính là sức mạnh của hiện tại và tương lai. Việc chế biến gia tăng các giá trị sâu của nông sản Việt sẽ giúp cho sản phẩm Việt Nam phát triển bền vững.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *

error: Content is protected !!