Ethylene Oxide (ETO)

Quy định về dư lượng Ethylene Oxide (ETO)

Quy định về dư lượng Ethylene Oxide (ETO) trong các sản phẩm nông sản khô  là vấn đề cần quan tâm và việc sử dụng sản phẩm có dư lượng ETO lâu dài cũng có thể coi là tiền chất độc tố thực phẩm.

Ethylene Oxide (ETO) là gì ?

Ở nhiệt độ phòng, ethylene oxide (ETO) là một loại khí không màu dễ cháy có mùi ngọt ngào. ETO được sử dụng chủ yếu để sản xuất các hóa chất khác, bao gồm cả chất chống đông. Với lượng nhỏ hơn, ethylene oxide được sử dụng làm thuốc trừ sâu và chất khử trùng. Khả năng làm hỏng DNA của ethylene oxide làm cho ETO trở thành một tác nhân khử trùng hiệu quả nhưng cũng giải thích cho hoạt động gây ung thư của ETO. Nên do vậy ETO cũng được coi là tiền chất độc tố thực phẩm cần lưu ý.

Quy định về dư lượng Ethylene Oxide (ETO)

Theo công văn số 1150/BCT-KHCN ngày 8/3/2022 về việc hướng dẫn thực hiện quy định mới về an toàn thực phẩm của liên minh châu Âu gửi các Sở Công Thương và Ban Quản lý an toàn thực phẩm của các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương hướng dẫn doanh nghiệp về đề nghị chứng nhận phục vụ xuất khẩu và danh sách cơ sở kiểm nghiệm thực phẩm phục vụ quản lý nhà nước được Bộ Công thương chỉ định kiểm nghiệm chỉ tiêu  dư lượng Ethylene oxide (ETO).

Theo công văn của Bộ Công Thương về việc thực hiện quy định (EU)2021/2246 ban hành, sửa đổi quy đinh (EU2019/1793 của liên minh châu Âu (EU) áp dụng tạm thời các biện pháp kiểm soát chính thức và khẩn cấp với một số mặt hàng chế biến từ bột (mì ăn liền, bún, miến, phở, hủ tiếu, bánh tráng,…).

Theo hướng dẫn EU, trước khi xuất khẩu các mặt hàng chế biến từ bột nêu trên cơ quan nhà nước có thẩm quyền tiến hành kiểm tra quá trình sản xuất lấy mẫu kiểm nghiệm dư lượng chất Ethylene oxide (ETO) và chứng nhận theo mẫu tại quy đinh (EU)2019/1793

Ngưỡng dư lượng Ethylene Oxide (ETO) cho phép

Liên minh châu Âu (EU) từ năm 1991 đã cấm việc sử dụng các sản phẩm có thành phần Ethylene Oxide (ETO) trong khử trùng thực phẩm hay khu vực lưu trữ thực phẩm, tuy nhiên vẫn ghi nhận việc sản phẩm nhập khẩu từ các quốc gia khác có thể có dư lượng chất này. Theo quy định năm 2015, các ngưỡng dư lượng Ethylene oxide (ETO)  cho phép trong thực phẩm của EU hiện nay là:

0,1 mg/kg đối với chè, ca cao, cà phê hạt, gia vị, các loại củ;

0,05mg/kg với các loại hạt có dầu;

0,02mg/kg đối với trái cây, rau, cây đường, nấm và các loại khác;

0,02 mg/kg đối với ngũ cốc và các sản phẩm có nguồn gốc động vật;

0,05 mg/kg đối với các sản phẩm trồng trọt.

Đây cũng là lý do tại sao các sản phẩm nông sản như tiêu, điều, gạo khi xuất khẩu cần các công nghệ tiệt trùng hơi nước  được coi là tối ưu để an toàn cho sản phẩm khi xuất khẩu.

Hai quốc gia Hoa Kỳ và Canada cũng cho phép sử dụng Ethylene oxide (ETO)  trong khử trùng thảo mộc và rau củ khô. Theo Cơ quan Bảo vệ Môi trường Hoa Kỳ, khoảng hơn 30% sản phẩm gia vị và thảo mộc của nước này được khử trùng bằng Ethylene oxide (ETO).

Theo nghiên cứu của Canada trên rau củ khô và vừng hạt, sau khi xử lý sản phẩm với 300 mg/L khí Ethylene oxide (ETO) ­­­­­ trong 6 tiếng và nghỉ 24 tiếng, hàm lượng EO trong sản phẩm là từ không tìm thấy đến 0,255 mg/kg.

Còn tại hai quốc gia Úc và New Zealand thì trước năm 2003, khu vực này cho phép sử dụng ETO trong xử lý nông sản và quy định ngưỡng giới hạn dư lượng là 20 mg/kg. Từ năm 2003, ETO đã bị loại bỏ khỏi danh sách chất được sử dụng. Tuy có ghi nhận nguy cơ ETO tồn tại trong sản phẩm thực phẩm nhập khẩu, song Úc và New Zealand hiện không có quy định về ngưỡng giới hạn dư lượng đối với Ethylene oxide

Ethylene oxide (ETO)  không phải là phụ gia thực phẩm hay chất hỗ trợ chế biến thực phẩm, nhưng có thể được sử dụng với mục đích kiểm soát côn trùng, vi sinh vật trong sản phẩm thực phẩm khô (đặt biệt cho gia vị và các loại thảo mộc như ớt bột, tiêu và quế,…).

EU cảnh báo mỳ ăn liền Việt Nam chứa ethylene oxide vượt ngưỡng

Việt Nam hiện có khoảng 50 công ty sản xuất mỳ ăn liền, bao gồm các doanh nghiệp trong và ngoài nước. Hiện nay, phở ăn liền và mỳ ăn liền sản xuất tại Việt Nam có mặt tại hơn 40 thị trường.

Tuy nhiên tính trong mấy năm gần đây, Việt Nam luôn bị các nước cảnh báo trong việc dư lương ETO vượt ngưỡng cho phép. Điển hình như năm 2021, Cơ quan An toàn thực phẩm Ireland (FSAI) thông báo thu hồi một số lô sản phẩm mỳ Hảo Hảo, miến Good của Acecook Việt Nam do chứa chất cấm. Cơ quan An toàn thực phẩm Ireland (FSAI) ngày 20/8 thông báo, một số lô mỳ ăn liền nhãn hiệu Hảo Hảo và miến Good đang bị thu hồi do có chứa chất ethylene oxide. Ethylene Oxide không được phép sử dụng trong thực phẩm bán ở thị trường Liên minh châu Âu (EU) mà Ireland là thành viên. Trong danh sách thu hồi của FSAI có 3 sản phẩm, thì hai trong số này là của Công ty Acecook Việt Nam là lô hàng mỳ tôm chua cay Hảo Hảo có hạn sử dụng đến ngày 24/9/2022 và miến Good, hạn dùng tới ngày 10/11/2022. Một số lô phở khô vị bò gà của Thiên Hương cũng bị Na Uy cảnh báo và thu hồi tại thị trường này do phát hiện lô sản phẩm hạn dùng 7/2/2022 có chứa 0,052 mg/kg-ppm EO.

Đầu tháng 12, Acecook Việt Nam cho biết chủ động đề xuất Pháp thu hồi một số lô mỳ tôm Hảo Hảo, hủ tiếu, phở ăn liền Ricey, mỳ Đệ Nhất và mỳ lẩu thái có chất 2-CE vượt ngưỡng.

Theo Thương vụ Việt Nam tại Bỉ, Liên minh châu Âu (EU) đang đề nghị giảm biện pháp kiểm soát an toàn thực phẩm với mỳ ăn liền của Việt Nam. Từ tháng 2/2022, mỳ ăn liền Việt Nam xuất sang EU chịu kiểm soát chất lượng như có chứng thư do cơ quan quản lý Việt Nam cấp, kiểm dư lượng thuốc bảo vệ thực vật (chất ethylene oxide – EO) với tần suất 20% tại cảng nhập khẩu.

Việc thực hiện theo quy định về dư lượng Ethylene Oxide (ETO) đối với các mặt hàng thực phẩm sẽ giúp đảm bảo sức khỏe người tiêu dùng.

error: Content is protected !!