Xây dựng 5 vùng trồng nguyên liệu đạt chuẩn và tập trung là một đòi hỏi cấp thiết khi mà doanh nghiệp còn rất khó khăn khi tiếp cận quỹ đất để xây dựng vùng nguyên liệu và gắn với nhà máy chế biến. Từ năm 2022, Bộ NN&PTNT đã phê duyệt đề án thí điểm những vùng nông lâm sản đạt chuẩn phục vụ tiêu thụ trong nước và xuất khẩu giai đoạn 2022-2025 theo QĐ 1088/QĐ-BNN-KTNT. Mục tiêu của đề án là sẽ hình thành 5 vùng nguyên liệu đạt chuẩn ở 13 tỉnh thành phố trọng điểm. Như là Hòa Bình, Sơn La, Quảng Trị, Thừa Thiên Huế, Gia Lai, Đăk Lawk, Đăk Nông, Kom Tum, Đồng Tháp, Long An, Tiền Giang, Kiên Giang, An Giang
Theo chủ trương này năm vùng nguyên liệu đạt chuẩn sẽ có quy mô tập trung với tổng diện tích khoảng 66800 ha. Trong đó 14.000 ha cây ăn quả tập trung ở miền núi phía Bắc, 22.900 ha gỗ rừng trồng chứng chỉ bề vững ở vùng Duyên Hải Miền Trung. 19,700 ha café Tây Nguyên, 50.000 ha lúa gạo vùng Từ Giác Long Xuyên và 60.200 ha cây ăn quả vùng Đồng Tháp Mười.
5 vùng nguyên liệu đạt chuẩn
Vùng 1: Cây ăn quả miền núi phía bắc: 14.000 ha
Vùng 2: Gỗ có chứng chỉ duyên hải miền trung: 22.900 ha
Vùng 3: Cafe Tây Nguyên: 19.700 ha
Vùng 4: Lúa gạo vùng tứ giác Long Xuyên: 50.000 ha
Vùng 5: Cây ăn quả Đồng Tháp: 60.2000 ha

Theo đề án này được chia làm hai giai đoạn:
Giai đoạn 1: tập trung thí điểm xây dựng các vùng nguyên liệu đạt chuẩn, quy mô tập trung.
Giai đoạn 2: hoàn thiện các nội dung đề án để khuyến nông cộng đồng chuyển giao ứng dụng khoa học công nghệ cho các hợp tác xã và người dân thực hiện chính sách ứng dụng bảo hiểm liên kết sản xuất.
Mở rộng xây dựng 5 trung tâm sơ chế, chế biến, bảo quản (logistic). 5 trung tâm logistic bao gồm:
Trung tâm logistics chuỗi lúa gạo Huyện Thoại Sơn An Giang
Trung tâm logistics lúa-tôm hữu cơ Huyện An Minh Kiên Giang
Trung tâm logistics chế biến tôm huyện Cù Lao Dung, Sóc Trăng
Trung tâm logistics trái cây Mỹ Hiệp, Đồng Tháp
Trung tâm logistics chuỗi café Gia Lai
Sau một năm thí điểm đề án vùng nguyên liệu nông lâm sản đạt chuẩn, nhiều mô hình hay, tư duy mới đã xuất hiện. Như vùng café, sầu riêng ở Tây Nguyên, vùng lúa gạo Đồng Bằng Sông Cửu Long.
Kinh nghiệm bên Thái Lan họ đã chuẩn hóa các vùng nguyên liệu và đã có những cơ chế kiểm định và kiểm soát rất chặt chẽ. Tuy nhiên ở Việt Nam diện tích các vùng trồng nguyên liệu còn nhỏ lẻ, do vậy Việt Nam nên có những hợp tác xã công nghệ số để làm vệ tinh cho các vùng trồng.
Theo ông Trần Thanh Nam, Thứ trưởng Bộ NN& PTNN, cho biết đã có những bản tin về vùng trồng và các loại cây được trồng trên các vùng và đến lúc nào thu hoạch để nông dân nắm bắt thông tin vùng trồng. Việc xây dựng các vùng nguyên liệu đạt chuẩn sẽ giúp cho việc tiếp cận các thị trường và các doanh nghiệp sản xuất. Tất cả các sản phẩm nông nghiệp mà Việt Nam làm chủ được đều có thể định hướng được việc xuất khẩu vào thị trường nào mà vẫn đảm bảo được giá trị.
Đi đôi với việc phát triển 5 vùng trồng đạt chuẩn cần phải đồng bộ với các khâu bảo quản sau thu hoạch và chế biến ( kho lạnh, IQF cho phù hợp) để đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm và đảm bảo chất lượng trong quá trình logistic.
Việc đảm bảo chất lượng và số lượng ngay từ các vùng trồng nguyên liệu, sẽ giúp cho các nhà sản xuất thực phẩm hoạch định chiến lược sản xuất tốt hơn cũng như tạo niềm tin cho các thị trường xuất khẩu và ngay cả người tiêu dùng trong nước cũng được hưởng lợi.